Khám phá tết năm mới ở Nhật Bản
Khám phá tết năm mới ở Nhật Bản

Khám phá tết năm mới ở Nhật Bản

 Người Nhật gọi tết năm mới của mình là Oshogatsu ( お正月). Từ thời Minh Trị, người Nhật bắt đầu đón năm mới theo lịch dương thay cho lịch âm truyền thống, do đó ngày nay ở Nhật không còn Tết Nguyên đán như ở các nước châu Á khác trong đó có Việt Nam.

Ngày tết năm mới ở Nhật Bản kéo dài 3 ngày từ 1/1 đến 3/1 dương lịch hàng năm. Ngày đầu năm, thời tiết ở Nhật vẫn đang trong tiết trời lạnh lẽo nên không có hoa cỏ rực rỡ nhiều màu sắc. Một đặc điểm nữa là người Nhật không có thói quen đốt pháo hoa đêm giao thừa. Vì thế, bạn không thể thấy không khí rộn ràng trong ngày tết của người Nhật.

  

Theo truyền thống Shinto, Toshigami, các vị thần của năm tới, phải được chào đón bằng những đồ trang trí tốt lành để mang lại may mắn và thịnh vượng trong năm mới.

Việc trang trí ngôi nhà phải được thực hiện sau ngày 13 tháng 12, ngày được gọi là Shogatsu Kotohajime - bắt đầu của năm mới và trước ngày 28 tháng 12. Ngày hôm sau, 29 tháng 12, được coi là không may mắn vì từ số 9 ( ku ) cũng có nghĩa là đau khổ và 29 có thể có nghĩa là đau khổ gấp đôi - do đó trang trí trong ngày này là điều cấm kỵ. Ngoài ra, thiết lập trang trí vào ngày 31 được coi là thiếu tôn trọng, bởi vì chúng sẽ chỉ được hiển thị trong một ngày.

Vào ngày đầu năm mới, người Nhật thường treo một vật trang trí được gọi là Shimekazari (しめ飾り) dưới vòm cửa chính nhà mình. Shimekazari được làm từ Shimenawa, một loại dây linh thiêng đối với người nhật và các vật liệu khác như cam đắng, dương xỉ và một dải giấy trắng gọi là Shide. Bện rơm Shimezari này chứa một ý nghĩa quan trọng đối với người Nhật. Nó đánh dấu khoảng không gian thuần khiết nơi thần linh có thể giáng trần. Nó là sự kết hợp của Shime, các vật được sử dụng trong thời cổ đại tượng trưng cho quyền sở hữu, và Nawa, cách phổ biến nhất để đánh dấu một đối tượng hoặc không gian .

Ở hai bên cửa ra vào, người ta còn đặt bộ ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông, gọi là kadomatsu (門松). Kadomatsu tượng trưng cho sự trường tồn và thịnh vượng.

Trước thời điểm năm mới, người Nhật thường viết bưu thiếp năm mới, gọi là nengajou (年賀状). Nengajou được viết và gửi theo đường bưu điện để người nhận có thể nhận được vào đúng mồng 1 Tết. Nengajou của người Nhật rất đơn giản, không màu mè. 

Nếu như người Việt có bánh chưng, bánh dày, bánh tét thì người Nhật cũng có bánh dày làm từ gạo, gọi là omochi(お餅). Bánh dày này được làm từ gạo đâm nhuyễn, khi ăn thì nướng lên, ăn cùng với lá rong biển. Bánh dày năm mới được bày trên bàn thờ gọi là kagamimochi (鏡餅). 

Đêm giao thừa, họ thường ăn món mì toshikoshi soba (年越しそば) với mong ước trường thọ, có nghĩa là tuổi thọ sẽ kéo dài như sợi mì.

Buổi sáng đầu năm, người Nhật có thói quen đi chùa. Họ có một số phong tục rất thú vị như gõ chuông đồng, thả tiền xu cầu nguyện những điều may mắn. Họ cũng có thói quen rút quẻ xem bói đầu năm, gọi là omikuji ( おみくじ )

Nếu gặp quẻ tốt, họ sẽ giữ lại để mang theo bên mình trong suốt cả năm sắp tới. Nếu gặp quẻ hung, họ treo lên cây để gió thổi đi những xui xẻo.

Đầu năm mới, họ cũng có tục “lì xì” cho trẻ nhỏ, tiền lì xì gọi là otoshidama (お年玉). Phong bao lì xì kiểu Nhật rất trang nhã và dễ thương. Người Nhật lì xì cho trẻ nhỏ rất hào phóng, từ vài nghìn cho đến vài chục nghìn yên tùy mức độ thân thiết (tương đương vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng tiền Việt).

Họ mua về những thứ biểu thị cho điềm may, chẳng hạn như mũi tên trừ tà Hamaya (破魔矢) và mảnh gỗ nhỏ ghi điều ước Ema ( 絵馬). Hoặc là miếng bùa nhỏ bằng vải gấm có dây đeo, gọi là Omamori (御守).

Người Nhật đến chùa rất lịch sự, không như người Việt họ không cúng bái lễ vật hay đốt vàng mã tại đền chùa. Họ cũng không mang theo nhang khói mù mịt vào trong chùa, mà chỉ tập trung quanh những lư hương, dùng tay phe phẩy đón lấy vài làn khói hương là họ tin rằng đã đủ nhận được may mắn cho năm mới.

Tết đối với người Nhật là dịp để gia đình sum vầy, do đó chỉ khép kín trong gia đình mà không có tục lệ đi chúc Tết hàng xóm và bạn bè như người Việt. Ngày Tết ở Nhật vì thế khá đìu hiu và tẻ nhạt.

Tuy vậy nhưng những bản sắc trong ngày Tết của người Nhật Bản vẫn được họ trân trọng giữ gìn, với những màu sắc thanh tao và những phong tục ý nhị thấm sâu đúng cốt cách dân tộc Nhật Bản.

VIẾT BÌNH LUẬN:
HÀNG NHẬT CHÍNH HÃNG

HÀNG NHẬT CHÍNH HÃNG

MADE IN JAPAN

MADE IN JAPAN

BẢO ĐẢM NGUỒN GỐC

BẢO ĐẢM NGUỒN GỐC

ĐỊA CHỈ

ĐỊA CHỈ

65 Hàng Bún, Hà Nội.

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

popup

Số lượng:

Tổng tiền: