TẠI SAO LẠI GỌI LÀ CẶP CHỐNG GÙ LƯNG???
TẠI SAO LẠI GỌI LÀ CẶP CHỐNG GÙ LƯNG???

TẠI SAO LẠI GỌI LÀ CẶP CHỐNG GÙ LƯNG???

Sự ra đời của loại cặp sách này cho thấy người Nhật cực kỳ coi trọng việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

Mặc dù đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam khá lâu rồi,nhưng khái niệm cặp chống gù lưng của Nhật Bản còn khá mới mẻ và xa lạ với phần đông khách hàng Việt Nam.Với mong muốn sản phẩm này được sử dụng phổ biến rộng rãi tại Việt Nam,hangxachtay.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết và cụ thể về chiếc cặp này.

Nếu là fan của truyện tranh Nhật Bản, chắc hẳn bạn cũng sẽ để ý rằng những nhân vật trong truyện như cậu bé Nobita hậu đậu hay chàng thám tử lừng danh Conan đều sử dụng chung một loại cặp sách.

 

 

Không phải một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đây là loại cặp sách đặc biệt mà chính phủ Nhật quy định học sinh trong 6 năm tiểu học bắt buộc phải dùng.

 

 


hangxachtay.com sẽ giới thiệu cho bạn biết về loại cặp chống gù lưng này và vì sao việc sử dụng chúng lại là trở nên phổ biến với học sinh tiểu học.


Nguồn gốc của chiếc cặp sách đặc biệt:


Thời Edo (1603 – 1868) xuất hiện một làn sóng cải cách quân sự theo kiểu phương Tây trong quân đội Nhật. Bắt đầu từ thời kỳ này, những chiếc ba lô kiểu Tây được người lính Nhật ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.

Nhận thấy sự tiện dụng của chiếc ba lô, năm 1885 chính phủ Nhật Bản quyết định ban hành chính sách sử dụng vật dụng này đối với học sinh tiểu học. Những chiếc cặp đựng sách vở này được gọi là “randoseru”, phiên âm từ chữ “ransel” – dùng để chỉ vật dụng đựng hành lý trong tiếng Hà Lan.

Những chiếc randoseru này có chất liệu bền đẹp và vô cùng tiện dụng. Những học sinh có thể đeo dễ dàng cũng như đựng được nhiều vật dụng trong đó một cách nhẹ nhàng mà không lo sách vở bị ướt hay quăn mép.

Ban đầu, việc sử dụng Randoseru chỉ là bắt buộc đối với trường học hoàng gia Gakushuin. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, sự xuất hiện của những chiếc Randoseru tại các trường học khác rất hạn chế bởi điều kiện kinh tế của nhiều gia đình vẫn chưa cho phép con em sử dụng. Nhiều học sinh vẫn phải mang sách vở đến trường bằng những chiếc tay nải truyền thống.

 

 

 

Phải đến sau Chiến tranh Thế giới II, kinh tế nước Nhật phát triển mạnh mẽ hơn giúp cho Randoseru trở nên phổ biến. Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, chính phủ Nhật đã quyết định yêu cầu mọi học sinh tiểu học phải sử dụng Randoseru và đưa vật dụng này vào danh sách “không thể thiếu” đối với trường tiểu học.


Cận cảnh quá trình sản xuất một chiếc Randoseru:


Lý do mà chính phủ Nhật Bản yêu cầu học sinh tiểu học phải sử dụng Randoseru là bởi những học sinh này nằm trong lứa tuổi mà cơ thể đang phát triển, đặc biệt là khung xương. Việc đem nhiều sách vở trên lưng có thể ảnh hưởng rất nhiều tới cột sống và tác động đến sức khỏe của các em sau này.

 

Nhận thấy điều đó, những chiếc Randoseru đã được chế tác lại từ ba lô kiểu Tây truyền thống để phù hợp hơn với khả năng mang vác của trẻ em.

Một chiếc Randoseru điển hình cao 30cm, chiều ngang 23cm và 18cm bề dày. Bên trong có một ngăn chính đựng sách vở và 2 ngăn nhỏ bên ngoài đựng các phụ kiện. Khi không chứa sách vở, mỗi chiếc Randoseru nặng trung bình 1,2kg.

 

Bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưng và các chi tiết nhỏ nhặt khác trên chiếc cặp sách đều được thiết kế mềm mại và thông thoáng. Thiết kế đặc biệt này sẽ giúp không gây tổn hại đến cột sống của trẻ em, giúp trẻ tránh nguy cơ bị gù lưng khi còn nhỏ.

 

Trong quá trình làm việc tại Nhật Bản,Hikari Nguyễn tôi cũng đã được đi thăm và tìm hiểu trực tiếp sản phẩm này tại một xưởng sản xuất cặp Randoseru cao cấp ở Hockaido và tôi không khỏi bất ngờ(mặc dù đã tìm hiểu từ trước)xen lẫn sự cảm phục trước 1 dây chuyền sản xuất được sắp xếp một cách khoa học,chính xác và tỉ mỉ(Video tôi ghi lại đã được đăng trên website hangxachtay.com và Youtube với tài khoản Hikari Nguyễn).Theo tìm hiểu thì ban đầu những chiếc Randoseru được làm từ da bò và da lợn. Từ năm 2004, để giảm tải khối lượng mang vác cho học sinh người ta đã sử dụng một loại da tổng hợp mới có tên Clarino để chế tạo cặp. Với loại nguyên liệu mới này trọng lượng của mỗi chiếc cặp sẽ giảm tới 70% so với các loại da truyền thống.

Để làm ra một chiếc Randoseru, trước tiên những người thợ sẽ vẽ và cắt những miếng da theo kích cỡ quy chuẩn có sẵn.

 

Sau đó những miếng da sẽ được khâu với những tấm nhựa để tạo hình dáng chắc chắn cho chiếc cặp. Công đoạn này sẽ được làm một cách tỉ mỉ, tạo cho Randoseru một chất lượng tốt nhất.

Sau khi hoàn thành phần khung,những chiếc khóa cặp sẽ khâu và dập bằng máy.Ngày nay,có rất nhiều loại khóa được lựa chọn sử dụng cho Randoseru như nam châm,nút bấm… chứ không đơn thuần là khóa cài như ngày xưa.

Mỗi chiếc Randoseru có giá trung bình không hề rẻ, chiếc rẻ nhất cũng khoảng 20.000 Yen Nhật (khoảng 3,5 triệu VND). Có những chiếc lên tới 75.000 Yen (khoảng 13 triệu VND) nhưng thông thường,một chiếc cặp như vậy sẽ được trẻ em Nhật sử dụng trong suốt 6 năm tiểu học.

Với mong muốn trẻ em Việt Nam cũng được tiếp cận và sử dụng loại cặp này,Hikari Nguyễn đã liên hệ để được mua với giá rất ưu đãi và xách tay về Việt Nam.Sản phẩm hiện đang được bán trên hangxachtay.com với nhiều mức giá từ bình dân đến cao cấp phù hợp với thu nhập,nhu cầu sử dụng của từng phụ huynh học sinh.

 

Tag :

VIẾT BÌNH LUẬN:
HÀNG NHẬT CHÍNH HÃNG

HÀNG NHẬT CHÍNH HÃNG

MADE IN JAPAN

MADE IN JAPAN

BẢO ĐẢM NGUỒN GỐC

BẢO ĐẢM NGUỒN GỐC

ĐỊA CHỈ

ĐỊA CHỈ

65 Hàng Bún, Hà Nội.

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

popup

Số lượng:

Tổng tiền: